Xe không kinh doanh vận tải là khái niệm khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ định Nghĩa Xe Không Kinh Doanh Vận Tải là gì? Phân biệt với xe kinh doanh vận tải và những quy định liên quan đến loại hình xe này.
Xe không kinh doanh vận tải
Khái Niệm Về Xe Không Kinh Doanh Vận Tải
Theo quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, những hình thức vận tải mà ít nhất một công đoạn trong quy trình của hoạt động vận tải để vận chuyển người, hàng hóa nhằm mục đích sinh lời thì đó là những phương tiện kinh doanh vận tải. Mặc dù khái niệm về xe không kinh doanh vận tải chưa được pháp luật quy định cụ thể, nhưng ta có thể hiểu đơn giản rằng: xe không kinh doanh vận tải là những xe ô tô có thể thực hiện ít nhất một công đoạn trong quy trình hoạt động vận tải, bao gồm trực tiếp điều khiển để vận chuyển con người, hàng hóa trên đường bộ nhưng không vì mục đích tạo ra lợi nhuận.
Việc phân chia cụ thể thành xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải là để các cơ quan chức năng có thể kiểm soát một cách hiệu quả những loại phương tiện này khi lưu thông trên đường. Hình thức để phân biệt mà Nhà nước đưa ra đó là yêu cầu những xe kinh doanh vận tải phải tiến hành đăng ký phù hiệu theo đúng quy định. Và tất nhiên, xe không kinh doanh vận tải sẽ không cần phải đăng ký loại phù hiệu này. Vậy những trường hợp mà chúng ta hay gặp của xe không kinh doanh vận tải là gì?
Trường Hợp Thường Gặp Của Xe Không Kinh Doanh Vận Tải
Xe Không Kinh Doanh Vận Tải Trong Doanh Nghiệp
Đây là những xe ô tô được sử dụng trong các doanh nghiệp, công ty với mục đích trở người, chở hàng nhưng không vì mục đích sinh lời. Xe không kinh doanh vận tải hay gặp trong trường hợp này có thể kể đến như là xe chở cán bộ, công nhân viên, xe chở hàng để di chuyển đồ đạc trong trường hợp công ty chuyển địa điểm, xe để đáp ứng nhu cầu đi lại và không thu phí trong quá trình di chuyển.
Quy định xe không kinh doanh vận tải
Đây là những phương tiện cần thiết để phục vụ nhu cầu cho các doanh nghiệp. Trong quá trình tham gia giao thông, lái xe cần có đủ những giấy tờ hoặc điều kiện để chứng thực việc chở hàng và chở người trên xe đang không vì một mục đích kinh doanh nào.
Xe Không Kinh Doanh Vận Tải Của Các Hộ Gia Đình
Trường hợp thứ hai mà chúng ta thường thấy khi nhắc đến xe không kinh doanh vận tải đó là từ các hộ gia đình. Nếu như xe không kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp đã được chuẩn bị đầy đủ cơ sở để chứng minh đang không vận chuyển vì mục đích kinh doanh thì câu hỏi được đặt ra ở đây là với trường hợp những hộ gia đình đang vận chuyển hàng hóa hoặc người mà có cơ quan chức năng bắt gặp thì họ sẽ phải làm như thế nào?
Trên thực tế, các cơ quan chức năng muốn lập biên bản cho những trường hợp này thì cần phải có các thức (trực tiếp hoặc gián tiếp) để chứng minh rằng hàng hóa hoặc người mà gia đình bạn đang vận chuyển có thực hiện thu phí. Vì thế cho nên nếu cơ quan chức năng có các giấy tờ như hợp đồng hoặc nội dung khác chứng minh bạn có thu cước thì khi đó bạn mới bị lập biên bản và xử phạt theo quy định của Pháp luật.
Quy Định Dành Cho Xe Không Kinh Doanh Vận Tải
Yếu tố để có thể phân biệt được hai loại xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải khi tham gia giao thông sẽ bao gồm như sau: Theo quy định của Pháp luật thì xe kinh doanh vận tải có trọng tải dưới 3 đến 5 tấn thì phải có logo và phù hiệu xe và thiết bị để giám sát hành trình. Ngược lại, những xe không kinh doanh vận tải thì sẽ không cần phải thực hiện đăng ký những đặc điểm này.
Đối với những trường hợp xe không kinh doanh vận tải thì tài xế hoặc người chịu trách nhiệm phải làm được rõ ràng rằng phương tiện đang di chuyển có sử dụng vì mục đích tạo ra lợi nhuận không. Ngược lại các cơ quan chức năng cũng cần có cơ sở để chứng minh nếu muốn lập biên bản hoặc yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Nếu trong hoạt động chỉ cần thực hiện một hành động điều khiển, quyết định giá cước, thu phí để tạo ra tiền lời mà không được đăng ký đầy đủ thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước quy định của Pháp luật.
Căn Cứ Xác Định Xe Không Kinh Doanh Vận Tải
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lời.”
Quy định này cho thấy mục đích kinh doanh được thực hiện trong nhu cầu của người sử dụng. Qua đó khai thác chức năng của phương tiện để vận chuyển người, hàng hóa thu tiền. Qua đó nhận được các giá cước vận tải theo chặng, theo lộ trình và quãng đường di chuyển nhất định.
Cũng theo Nghị định này, xe kinh doanh vận tải sẽ được cấp phù hiệu phù hợp với loại hình kinh doanh. Có các cách thức khác mà ta có thể căn cứ để xác định trong mục đích kinh doanh vận tải hay không của các phương tiện ô tô. Biểu hiện rõ ràng hơn cả của xe kinh doanh vận tải chính là trên giấy chứng nhận kiểm định có tích chọn vào phần kinh doanh vận tải. Khi đó, các nội dung đăng kiểm được cơ quan nhà nước quản lý trong mục đích kinh doanh vận tải. Do đó mà các quyền lợi cũng như nghĩa vụ tương ứng trong mục đích kinh doanh được phát sinh.
Như vậy:
– Nếu xe tải của gia đình bạn không dùng để kinh doanh thì không phải đổi biển số xe sang màu vàng. Xác định trong mục đích sau: không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải, để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lời. Do đó các nhu cầu thực tế của bạn được đảm bảo trong di chuyển.
– Nếu xe ô tô chỉ chở hàng hóa của công ty mà không chở thuê cho bên ngoài, không nhằm thu lợi nhuận từ việc chở hàng thì sẽ không phải đổi biển số vàng. Bởi cũng gắn với mục đích sử dụng trong nội bộ đơn vị. Có thể sử dụng để trở cán bộ nhân viên hay di chuyển hàng hóa của đơn vị. Đây là các phương tiện, công cụ như các phương tiện khác trong hoạt động sản xuất, sử dụng của đơn vị.
Kết Luận
Xe không kinh doanh vận tải là phương tiện vận chuyển phục vụ nhu cầu cá nhân, doanh nghiệp mà không nhằm mục đích sinh lời. Việc phân biệt rõ ràng giữa xe kinh doanh và xe không kinh doanh vận tải giúp cơ quan chức năng quản lý hiệu quả hoạt động vận tải và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, cần lưu ý các quy định cụ thể để tránh vi phạm và bị xử phạt.